Bán mực lá nguyên con làm sạch tại Tp HCM; Trong các hải sản của biển, mực (hay còn gọi là cá mực) là loài cá thơm ngon bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, mực có nhiều loại: Mực Ống, Mực Nang, Mực Lá, và Mực Cơm, tuỳ khẩu vị ẩm thực của từng thực khách mà chất lượng mỗi loại mực được đánh giá với mức độ ngon ngọt khác nhau. Song cho dù loại mực nào? hễ chúng còn tươi sống thì bao giờ cũng cho hương vị đậm dà mà ít loại hải sản nào có được.
Và Mực Lá là loại được rất nhiều thực khách khẳng định là món mực ngon nhất trong số những loại mực kể trên.
Mực lá trông như thế nào?
Mực lá (tên khoa học là Sepioteuthis lessoniana) là một loài có giá trị thương mại vô cùng to lớn. Chúng được tìm thấy ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ở ngư trường biển Việt Nam thì chúng có nhiều ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc, gần đây nhất một nơi cũng được tìm thấy nhiều mực lá là Đảo Nam Du (Kiên Giang).

Mực lá thường ăn các loài động vật giáp xác và các loài cá nhỏ hơn. Chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng vòng đời ngắn, được coi là một trong những loài có triển vọng nhất cho ngành nuôi trồng hải sản hiện nay.
Mực lá là loại mực có cơ thể lớn nhưng thân ngắn và hình bè hơi giống với hình chiếc lá nên được gọi là mực lá. Lớp áo của mực lá có hình trụ, thon dần về phía sau. Lớp áo thường dài từ 3,8 đến 33cm, dài tối đa là 38cm. Cân nặng từ 165g đến 1.415g.
Nếu như nhìn thoáng qua bề ngoài thì loại mực này vừa có nét giống với mực ống, lại vừa có nét đặc trưng của mực nang. So với hai loại mực này thì mực lá chỉ có một sự khác biệt duy nhất đó chính là vây của chúng dày hơn có hình bầu dục khỏe và mở rộng ra xung quanh và gần như là toàn bộ lớp áo.
Mực lá có lớp thịt dày màu đỏ cánh gián, phần thịt rất ngọt, cực dai, giòn nhưng vẫn mềm như đặc tính vốn có của nó, càng nhai kỹ sẽ càng thấy được vị ngọt mà nó mang lại. Mực lá có thể chế biến được rất nhiều món ngon. Xét về độ ngon ngọt thì mực lá được xếp hạng là một trong những loài mực ngon nhất, ngon hơn rất nhiều so với mực nang và mực ống.
Đánh bắt mực lá
Với những ngư dân miền biển thì những chuyến tàu ra khơi là một thứ không thể thiếu trong suốt hành trình kiếm sống, mưu sinh của mình. Cuộc sống mưu sinh ấy không tránh khỏi những nhọc nhằn, vất vả. Song nó lại mang đến niềm vui cho những người cả cuộc đời mình gắn bó với sóng nước mênh mông. Vị mặn mòi của biển cả cùng sự chịu thương, chịu khó đã tạo nên nét riêng cho những con người nơi đây.

Có nhiều cách và nhiều loại dụng cụ để đánh bắt mực, song phổ biến nhất vẫn là câu, dùng lưới mành và thả lồng dẫn dụ mực vào.
Tuỳ vào từng loại mực mà ngư dân có cách đánh bắt khác nhau, tuy nhiên để khai thác được nhiều mực và mực to ngư dân thường dùng phương thức câu và thả lồng. Ở vùng biển Việt Nam, có nhiều nơi dùng lồng để đánh bắt mực, và dụng cụ này được dùng chủ yếu để bắt mực lá, một trong những loại mực ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Ngư trường đánh bắt mực lá chủ yếu ở cá vùng vịnh êm, kín gió hoặc những vùng biển gần bờ. Sử dụng lồng để đánh bắt mực lá là lối đắt bắt khá độc đáo của ngư dân các tỉnh miền biển.
Mùa đánh mực nói chung và mực lá nói riêng thường kéo dài sau tết nguyên đán đến tháng 9 âm lịch, nhưng nhiều nhất là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Đây cũng là thời điểm mực lá xuất hiện dày ở các vùng biển. Ngư dân đón biết được tập tính, chu kì sinh sản và cách thức di chuyển của con mực nên đã nghĩ ra cách khai thác mực lá bằng lồng này.
Một chuyến đánh bắt mực bằng lồng của ngư dân bắt buộc phải có từ 2 người trở lên, một người lái tàu và 1 người thả lồng mực. Và việc đánh bắt chỉ diễn ra trong ngày chứ không kéo dài từ sang đến tối như nhiều nghề đánh bắt khác. Thường thì bắt đầu từ lúc sáng sớm và kết thúc vào lúc xế chiều. Mỗi ngư dân đánh bắt mực có đến hằng trăm chiếc lồng, và chiếc lồng này có thể kéo dài vài km. Đánh bắt mực bằng lồng là một nghề nặng nhọc đòi hỏi người đàn ông có sức vóc dẻo dai mới có thể làm được. Phụ nữ thì ít làm công việc này hơn.
Chọn mực lá ngon?
Bí quyết được đúc kết từ các đầu bếp của các nhà hàng, khi lựa chọn mực lá thì bạn nên lựa chọn những con mực còn nguyên con, to, có mình dày và mập mạp một chút.
Mực lá còn tươi là mực phải có màu trắng trong, trắng đục là mực đã bị tẩm hoá chất. Lớp màn bên ngoài còn nguyên và màu còn hơi nâu hoặc ánh tím.

- Đầu mực, thân mực còn dính liền với nhau, túi mực còn nguyên vẹn.
- Mực tươi sẽ có mùi riêng, mùi hơi tanh của biển trong khi mực ươn sẽ có mùi hôi, ngửi vào biết ngay.
- Râu mực tươi sáng, không bị rách, vẫn còn cứng thì mới là mực tươi, tránh tình trạng râu mực ngã màu vàng là mực không tươi.
- Và điểm đặc biệt là mực tươi cầm lên sẽ có cảm giác mát tay, da cứng, thịt chắc trong khi mực ươn sẽ có cảm giác mềm tay, thịt như bị nhão.
Mực lá nguyên con nấu món gì ngon?
Với những chuyên gia sành ăn trong làng ẩm thực thì mực lá không chỉ ngon, bổ dưỡng, phong phú trong các thực đơn chế biến mà mực lá còn là loại mực được xem như một loại quà biếu khách vô cùng giá trị. Đây là một loại hải sản làm món ăn vô cùng thơm ngon, hấp dẫn trong gia đình hoặc có thể chế biến được thành rất nhiều những món ăn ngon và khoái khẩu trong các bữa tiệc lớn, nhỏ. Vừa có thể làm món khai vị dễ ăn, cho tới món chiên xào nướng, hấp hay nấu canh cũng đều vô cùng hấp dẫn.
Một vài món ngon các bạn có thể tham khảo:
- Mực lá xào sa tế, nướng sa tế, xào rau, củ quả
- Mực lá chiên nước mắm, chiên giòn
- Mực lá nướng muối ớt, nướng mọi
- Mực lá hấp gừng, hấp hành, hấp sốt cay
- Mực lá nấu canh chua, sốt cà chua,…
Hãy làm sạch mực, lấy túi mực, ruột, da và rửa kỹ trước khi chế biến. Nếu sử dụng mực đông lạnh, trước khi nấu cần xả cho tan đá dưới vòi nước hoặc để tự nhiên từ từ 5 – 10 phút. Khuyến khích để tự nhiên để đảm bảo được nguyên vẹn chất dinh dưỡng bên trong mực, trừ trường hợp cần chế biến gấp.
Chú ý với thời gian nấu ăn, vì nếu nấu lâu trên lửa bề mặt mực có thể trở nên dẻo dai và cứng hơn, mất độ giòn ngon. Nếu cắt mực thành miếng nhỏ thì chỉ nên hấp mực từ 30 giây đến 1 phút, chiên trong 2-3 phút thôi nhé. Quan sát nếu như thấy mực chuyển sang màu hồng đỏ, miếng thịt săn lại là được.
Giá bán mực lá?
Với loài mực có giá trị thương mại cao và được đánh giá là ngon, bổ dưỡng như vậy thì có giá bao nhiêu tiền 1 kg? Mực lá ngon loại lớn có giá bao nhiêu?

Tham khảo một số giá bán tại các cửa hàng bán mực lá ở Thành phố Hồ Chí Minh & Hà Nội thì mực lá có giá dao động tầm 180.000đ – 400.000đ/1kg tùy vào kích thức và trọng trượng. (Giá ở đây có tính chất tham khảo, bạn hãy giá ở mực giỏ hàng).
- Mực lá tươi loại nhỏ có size 3-4 con/kg có giá khoảng 180.000đ – 250.000đ
- Mực lá tươi loại lớn có size 1-2 con/kg có giá khoảng 200.000đ – 350.000đ
- Mực lá tươi loại lớn có size 1 con/kg có giá khoảng 350.000đ – 400.000đ
- Mực lá tươi loại lớn có size 1 con hơn 1 kg có giá khoảng 350.000đ – 400.000đ
Bảo quản bán mực lá nguyên con làm sạch
Đầu tiên mực lá cần được rửa sạch, bỏ hết phần ruột kèm túi mực và da của phần mực cần bảo quản. Nếu chưa chế biến liền thì bạn không cần phải rửa qua nước muối.
Sau đó, bảo quản mực lá tươi trong túi ni lông trắng, hoặc hộp đựng thực phẩm sạch, cho vào ngăn đông của tủ lạnh, thời lượng bảo quản có thể từ 10-12 ngày là tốt nhất, đảm bảo là túi ni lông hay hộp đừng phải thật kín, không được hở hoặc bị thủng, điều này có thể làm mực bị ngấm nước và ảnh hưởng đến chất lượng mực sau bảo quản.
Khi sử dụng thì mình rã đông, sau khi rã đông chất lượng mực vẫn giữ 1 chín, 1 mười so với mực tươi nhé và phải nhớ để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng bên trong mực được tốt nhất, chỉ rã đông tự nhiên ở ngoài tránh tình trạng ngâm nước hay cho vào lò.
Trên đây là một số thông tin về mực lá và giá bán, cùng cách bảo quản.
Hy vọng bài viết trên giúp quý bạn đọc hài lòng!
admin –
Mực lá tươi ngon quá